Địa lý Dalmatia

Dãy núi Dinaric Alps bao phủ hầu hết các khu vực, chạy từ tây-bắc đến đông-nam. Vùng bờ biển có khí hậu Địa Trung Hải, trong khi vào sâu trong nội địa thì khí hậu mang tính lục địa vừa phải. Tại các khu vực đồi núi, mùa đông giá lạnh và có tuyết rơi, trong khi mùa hè nóng và khô. Ở phía nam, mùa đông êm dịu hơn. Qua nhiều thế kỷ, nhiều cánh rừng đã bị chặt hạ và chúng bị thay thế bằng các cây bụi. Có thảm thực vật thường xanh ở vùng ven biển. Đất đai Dalmatia thường xấu, ngoại trừ tại các đồng bằng ở những khu vực có các đồng cỏ tự nhiên, đất đai màu mỡ và mùa hè ấm áp cung cấp cơ hội cho công việc canh tác. Ở những nơi khác, việc canh tác chủ yếu là không thể vì địa hình đồi núi, mùa hè nóng và đất xấu, song Ôliu và nho có thể phát triển tốt. Các vùng núi đá vôi có ranh giới với khu vực ven biển sản xuất các loại nho để sản xuất rượu với chất lượng cao, đặc biệt là các vườn nho tại khu vực Dingač.[3] Dalmatia khan hiếm tài nguyên thiên nhiên song có một lượng đáng kể bô-xít. Điện năng chủ yếu được sản xuất tại các nhà máy thủy điện.

Các ngọn núi lớn nhất Dalmatia là Dinara, Mosor, Svilaja, Biokovo, Moseć, Veliki KozjakMali Kozjak. Bộ phận của vùng Dalmatia lịch sử, khu vực ven biển giữa Istria và vịnh Kotor, bao gồm núi Orjen tại Montenegro với cao độ 1894 m. Tại Dalmatia ngày nay, đỉnh cao nhất là Dinara (1913 m), song không phải là một ngọn núi ven biển, các ngọn núi ven biển cao nhất thuộc Dinaric là Biokovo (Sv. Jure 1762 m) và Velebit (Vaganski vrh 1758 m),[4] mặc dù Vaganski vrh nằm ở Lika-Senj.[5]

Các hòn đảo lớn nhất của Dalmatia là Brač, Cres, Dugi Otok, Hvar, Korčula, Krk,[cần dẫn nguồn] Lastovo, Mljet, Pag, Pašman, Ugljan, and Vis [cần giải thích]. Các sông chính là Zrmanja, Krka, CetinaNeretva.

Biển Adriatic có chất lượng nước tốt,[6] cùng với một số lượng lớn các vịnh nhỏ, hải đảo và eo biển, đã khiến cho Dalmatia trở thành một nơi hấp dẫn đối với các cuộc đua thuyền, du lịch hàng hải, và du lịch nói chung. Dalmatia cũng có một vài vườn quốc gia-cũng là những nơi thu hút du lịch: sông vùng đá vôi Paklenica, quần đảo Kornati, các ghềnh trên sông Krka và đảo Mljet.